'Nữ hoàng tốc độ' Trần Thị Nhi Yến đoạt thêm HCB giải điền kinh U.20 châu Á
Redmi Note 13 Series đã tạo nên một cơn sốt toàn cầu khi chinh phục hàng triệu người dùng, đặc biệt tại thị trường Việt Nam. Chỉ trong hai tháng đầu ra mắt, hơn 100.000 máy đã được bán ra, vượt 10% so với thế hệ trước. Vào thời điểm sức mua tăng cao, doanh số từng đạt mức kỷ lục 6.000 chiếc chỉ trong một ngày. Những thành tích ấn tượng này không chỉ là bước đệm vững chắc mà còn đặt ra thách thức lớn cho Redmi Note 14 Series trong việc duy trì vị thế dẫn đầu ở phân khúc smartphone tầm trung.Trong lần ra mắt này, Redmi Note 14 Series dự kiến sẽ tiếp tục giới thiệu nhiều phiên bản với mức giá đa dạng, nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhóm người dùng khác nhau. Không chỉ kế thừa những điểm mạnh từ thế hệ trước, Redmi Note 14 Series được kỳ vọng sở hữu thiết kế tinh tế, hiện đại, cùng trang bị nhiều tính năng bền bỉ toàn năng như: kính Corning Gorilla Glass kép và khả năng chống nước chống bụi IP68, công nghệ cảm ứng Wet Touch 2.0. Camera tiếp tục là một trong những điểm nhấn của dòng Redmi Note 14 Series. Theo nhiều nguồn tin, các phiên bản Pro 5G và Pro+ 5G bản quốc tế sẽ được trang bị cụm camera 200 MP, vượt trội so với phiên bản nội địa. Bộ camera này đi kèm công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) hỗ trợ chụp ảnh chuyên nghiệp cùng khả năng lấy nét nhanh. Theo nhiều nguồn tin quốc tế, Redmi Note 14 Series dự kiến sẽ được tích hợp nhiều tính năng AI. Nếu điều này là sự thật thì Redmi Note 14 Series sẽ là dòng smartphone tầm trung đầu tiên của Xiaomi được phổ cập AI. Đây sẽ là yếu tố then chốt giúp Xiaomi tạo nên cú hích doanh số cho dòng Redmi Note Series trong năm nay. Một trong những điểm nổi bật của Redmi Note Series là sức mạnh phần cứng vượt trội. Redmi Note 14 Series dự kiến sẽ được trang bị vi xử lý MediaTek Dimensity 7300-Ultra hoặc Snapdragon 7s Gen 3 trên các phiên bản cao cấp. Dung lượng pin 5.110 mAh kết hợp cùng công nghệ sạc nhanh HyperCharge 120W giúp sạc đầy trong 22 phút vẫn là những điểm mạnh của dòng Redmi Note tiếp tục được duy trì. Với những nâng cấp toàn diện, dòng sản phẩm không chỉ hướng tới người dùng phổ thông mà còn đáp ứng tốt các nhu cầu chuyên sâu về công việc và giải trí. Redmi Note 14 Series hứa hẹn trở thành một "đối thủ nặng ký" và tiếp tục khẳng định vị thế smartphone dẫn đầu tầm trung. Hiện tại, Xiaomi đã chính thức mở chương trình đặt trước cho dòng sản phẩm Redmi Note 14 Series tại thị trường Việt Nam thông qua nhiều hệ thống bán lẻ trên toàn quốc.Những tấm lòng vàng 4.4.2024
Tại bến xe miền Tây vào trưa 1.5, từng chuyến xe từ các tỉnh thành thuộc khu vực ĐBSCL, Tây nguyên về bến trả khách, đưa học sinh, sinh viên, người lao động trở lại học tập và làm việc. Khu vực trả hành khách, lượng người, phương tiện đông nhưng không có tình trạng ùn ứ, lộn xộn.
'Thành phố đảo Hoàng Gia' của Vinhomes: Sở hữu bãi tắm nước biển riêng ngay sau nhà
Cả 2 đội đều có 6 điểm sau 2 trận toàn thắng, nhưng đội Trường ĐH Văn Hiến tạm giữ ngôi đầu nhờ có hiệu số tốt hơn (+6), so với (+3) của đội Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM. Do đó, chỉ cần 1 trận hòa là đội Trường ĐH Văn Hiến sẽ đi tiếp vào vòng play-off, trong khi đội Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM bắt buộc phải thắng.Đây là tình thế lặp lại như ở mùa giải lần II - 2024, khi đội Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM cũng bắt buộc phải thắng đội mạnh hơn là Trường ĐH Nông lâm TP.HCM mới có suất đi tiếp.Họ đã suýt làm được, khi gây sốc cho đối thủ bằng lối chơi rực lửa vượt lên dẫn trước với tỷ số 2-0 sau hiệp 1. Nhưng rồi mọi thứ bỗng thay đổi một cách chóng vánh, khi đội Trường ĐH Nông lâm TP.HCM bất ngờ có sự phục vụ của tiền đạo Nguyễn Công Hảo trong hiệp 2 (vừa thi xong kịp đến sân thi đấu).Công Hảo chỉ kịp mặc trang phục và mang giày vào sân thi đấu, không cần khởi động, anh đã ghi ngay cú hat-trick giúp đội nhà đảo ngược cục diện dẫn lại tỷ số 3-2. Cuối trận, cầu thủ Đinh Sơn Hùng (mùa lần III - 2025 cúp THACO không thi đấu) kịp gỡ hòa 3-3 cho đội Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM. Nhưng vẫn không đủ để giúp đội nhà đi tiếp.Đây là 1 trong các trận đấu được xem là "kinh điển" nhất của giải TNSV, vì độ kịch tính, sự bất ngờ và mọi hấp dẫn đều có cho đến những giây phút cuối cùng trận đấu. Đội giành vé đi tiếp hết sức ngỡ ngàng, trong khi đội dừng bước dù rất buồn bã, nhưng cũng không có gì để thất vọng khi đã nỗ lực hết mình.Đội Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM có thể tiếp tục tạo nên một trận đấu "kinh điển" nữa ở giải TNSV, khi họ sắp gặp đội Trường ĐH Văn Hiến hiện cũng được đánh giá cao hơn.Đây là lần thứ 3 tham dự giải TNSV, đội Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM sẽ làm tất cả những gì có thể nhất để giành được suất dự vòng play-off như ấp ủ lâu nay.
Có 5 đội thuyền của 5 xã thuộc H.Nghĩa Hành tham gia tranh tài
Hãng hàng không Qatar tăng tần suất bay đến Việt Nam
Kể từ khi nhậm chức vào ngày 20.1, Tổng thống Mỹ Donald Trump hầu như ngày nào cũng đe dọa đánh thuế lên một nước nào đó. Tương tự nhiệm kỳ 1 của ông Trump, thuế quan giờ đây lại trở thành món vũ khí kinh tế để ông đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại từ thương mại đến nhập cư, theo AFP.Trong số các nước bị ông Trump nhắc tên có cả đồng minh và đối tác thương mại lớn như Canada và Mexico, các đối thủ như Nga và Trung Quốc và các nền kinh tế nhỏ hơn Mỹ như Đan Mạch và Colombia.Mới đây nhất, chính quyền Mỹ hôm 26.1 công bố thuế suất và lệnh trừng phạt mới đối với Colombia vì nước này không nhận công dân bị trục xuất từ Mỹ. Tổng thống Colombia Gustavo Petro sau đó chấp nhận nhận về những người nhập cư bị trục xuất và Mỹ rút lại thuế suất.Theo tờ The Washington Post, nhiều tổng thống Mỹ liên tiếp đã tăng cường vận dụng sức mạnh kinh tế trong những thập niên qua nhưng chính quyền Tổng thống Trump nhiệm kỳ 2 đã đưa cách tiếp cận đó lên mức độ mới khi ông sẵn sàng nhắm đến các nước đồng minh vì những bất đồng chính sách thông thường, hay thậm chí vì những mong muốn liên quan chuyện lãnh thổ.Ông John Creamer, nhà ngoại giao kỳ cựu từng là Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, bình luận: "Đây là việc thi hành hung hăng sức mạnh kinh tế của Mỹ theo cách chúng tôi chưa từng thấy trong thời gian rất dài, ít nhất là từ thời hậu Thế chiến 2"."Không quá khó khăn để thấy rằng ông Trump đang tái định nghĩa chính sách đối ngoại của Mỹ. Trước đây, các tổng thống Mỹ sử dụng công cụ thương mại khi xử lý các vấn đề thương mại. Nhưng với tư cách là người đàm phán tối cao, tôi chắc là ông Trump đã tự hỏi 'Vì sao chúng ta không sử dụng tất cả công cụ để đảm bảo đạt được mục tiêu của mình?'", cựu trợ lý cấp cao Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng Juan Cruz nói với The Washington Post.Theo giới quan sát, còn quá sớm để khẳng định liệu cách tiếp cận của ông Trump có thành công hay không, nhưng ít nhất nó cho thấy nhà lãnh đạo không ngần ngại sử dụng công cụ này để đạt được điều ông muốn.Ông Eddy Acevedo, chánh văn phòng và là cố vấn cao cấp của Trung tâm Woodrow Wilson, viện nghiên cứu chính sách tại Washington D.C, cho biết Tổng thống Colombia Petro đã nhanh chóng nhận ra rằng Mỹ có nhiều đòn bẩy để mặc cả hơn so với Colombia và quyết định liều lĩnh của ông có thể gây thiệt hại cho đất nước. "Chỉ riêng năm ngoái, ông Petro không gây khó khăn gì khi nhận về 14.000 người Colombia bị trục xuất từ Mỹ", ông Acevedo cho biết thêm.Các cố vấn của ông Trump vui mừng vì Colombia đã xuống nước và cho rằng đó là bằng chứng của việc lãnh đạo Mỹ có thể tiếp tục cách tiếp cận trên để đạt được chiến thắng về chính sách. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc gây sức ép như trên có thể sẽ phản tác dụng, làm phơi bày một số mâu thuẫn trong mục tiêu chính sách của ông Trump.Canada, Mexico và Trung Quốc là 3 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, xuất khẩu hơn 2.000 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ sang Mỹ mỗi năm, chiếm khoảng 2/3 lượng nhập khẩu của Mỹ. Việc đánh thuế lên các nước này sẽ làm gia tăng giá cả, ảnh hưởng người tiêu dùng nội địa cũng như lời hứa kiểm soát lạm phát của ông Trump.Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua, các quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ lo ngại việc lạm dụng trừng phạt kinh tế có thể khiến vũ khí này kém hiệu quả khi khuyến khích các nước thiết lập mạng lưới tài chính nằm ngoài sự kiểm soát của Mỹ. Việc cấm vận và thuế quan cũng sẽ khiến các đồng minh của Mỹ mạnh dạn hơn trong việc thắt chặt quan hệ kinh tế với đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, giúp họ bớt bị ảnh hưởng từ đòn đáp trả tài chính của Washington. "Chúng ta sẽ chờ xem liệu chiến thuật này có hiệu quả hay không. Một khi đã bóp cò, bạn phải chấp nhận hậu quả", cựu quan chức Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Caleb McCarry nói.